Bệnh vảy nến có lây truyền hay không?
Bệnh vảy nến có lây không hoặc nếu có thì vảy nến lây qua đường nào là băn khoăn mà bệnh nhân và người nhà mong muốn được giải đáp để sớm có biện pháp phòng ngừa. Đồng thời là chữa bệnh vảy nến một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bởi vậy, các chuyên gia của sức khỏe 247 có chia sẻ một số thông tin tới bạn đọc.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu mãn tính hình thành do sự tăng sinh tế bào da và viêm. Thông thường, khi các tế bào da cũ chết đi và bong ra, tế bào da mới sẽ được hình thành và thay thế cho tế bào da cũ. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vảy nến khi tế bào da cũ chưa kịp chết đi và bong ra, tế bào da mới đã hình thành và xếp chồng lên tế bào da cũ tạo nên các mảng da màu đỏ hoặc hồng, bề mặt da sần sùi, bong tróc.
Các biểu hiện của bệnh vảy nến thường xuất hiện ở một số vị trí như: khuỷu tay, đầu gối, da đầu hoặc các vùng da nếp gấp, có thể chỉ ở trong một phạm vi nhất định cũng có khi lan rộng ra vùng da toàn thân. Khi người bệnh gãi ngứa, các lớp da vảy nến bong ra thành phiến mỏng như bụi phấn, bề mặt da bên trong nhẵn, mịn và có màu đỏ như sáp nến.
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh vảy nến như nhau, tuy nhiên những người trong độ tuổi trưởng thành từ 20 - 30 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất.
Cho đến nay, vẫn chưa có một công bố chính thức về nguyên nhân gây bệnh vảy nến do đâu. Nhưng hầu hết các chuyên gia sau nghiên cứu đều cho rằng bệnh hình thành có mối liên hệ mật thiết với cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Cụ thể, tế bào lympho T đã nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là “ kẻ thù” nên đã tiêu diệt và thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào từ đó gây ra bệnh vảy nến.
Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh vảy nến lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh hoang mang không biết bệnh vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến có lây hay không?
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu khẳng định bệnh vảy nến hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc. Giải thích về Việc này, các bác sĩ cho biết, bệnh vảy nến tạo thành bởi chính mình hệ miễn dịch của người người bị bệnh bị mất cân bằng chứ không phải bởi sự thâm nhập của những dạng virus, virus lạ từ phía bên ngoài cần phải không thể lây lan.
Hiểu một cách ngắn gọn, vảy nến là một dạng bệnh tự miễn hoàn toàn, không thể lây lan. Chính vì vậy, thay vì tự ti, xa lánh mọi người thì các bệnh nhân vảy nến nên có một tinh thần lạc quan, chủ động trong việc điều trị bệnh để đạt được hiệu quả chữa trị tối ưu nhất. Mặc dù không phải căn bệnh lây lan nhưng vảy nến lại là bệnh có tính di truyền. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về tính di truyền của bệnh vảy nến đã thu được kết quả:
- Những người con có cả bố và mẹ mắc bệnh vảy nến có tỉ lệ mắc lên đến 41% so với những đứa trẻ khác.
- Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra cũng có 16% nguy cơ mắc bệnh.
- Trường hợp những người có cùng huyết thống như: cô, dì, chú, bác,… bị vảy nến nhưng bố mẹ bạn không bị thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến của bạn vào khoảng 5%. Do đó, bất kỳ trong gia đình bạn nếu mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng cần hết sức thận trọng.
Nguy hiểm hơn, bệnh vảy nến hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm ( với các trường hợp bị vảy nến lâu năm), việc điều trị bệnh lúc này chỉ mang tính chất ngăn chặn sự phát triển của bệnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Trong khi đó, việc điều trị bệnh vảy nến ở giai đoạn sớm khi mới khởi phát lại hết sức dễ dàng, triệt để. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị vảy nến càng sớm càng tốt.
Bệnh vảy nến không lây nhưng nhiều biến chứng
Bên cạnh đó, bệnh vảy nến để lâu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh vảy nến không chỉ gây ra các tổn thương về da mà nếu người bệnh không chủ động trong việc điều trị khiến bệnh chuyển nặng hoặc điều trị sai cách sẽ khiến người bệnh có nguy cơ phải gánh chịu các hệ lụy, biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, cụ thể:
Gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa
Các chuyên gia cho biết, trường hợp bệnh vảy nến nếu xuất hiện ở các vùng nếp gấp sinh dục có thể vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý “vùng kín” phát triển, gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa nguy hiểm.
Bệnh thận
Do ảnh hưởng bởi cơ chế tự miễn của cơ thể nên các bệnh nhân vảy nến luôn trong tình trạng suy giảm chức năng thận, quá trình lọc máu bị cản trở. Chính điều này đã khiến quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể bị ngưng trệ, từ đó các chất độc tích tụ trong cơ thể gây sưng phù tay, chân, ứ nước.
Rối loạn chuyển hóa
Các bệnh lý chuyển hóa như: xơ cứng bì, parkinson,… hình thành do sự bất thường của các phản ứng tự miễn trong cơ thể. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân mắc vảy nến cũng có nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa cao hơn so với người bình thường.
Các bệnh về tim mạch và huyết áp
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh vảy nến có tần suất đau tim cao gấp 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị vảy nến cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng nồng độ cholesterol từ đó nguy cơ cao gây ra xơ vữa động mạch.
Các bệnh về xương khớp
Có đến 60% các bệnh nhân vảy nến cũng đồng thời mắc bệnh về xương khớp. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh vảy nến có thể gây ra các tổn thương khớp ngón tay, ngón chân gây ảnh hưởng đến chức năng di chuyển của người bệnh.
Đe dọa đến tính mạng người bệnh
Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể biến chứng nguy hiểm thậm chí khiến người bệnh tử vong, trong đó bệnh vảy nến thể mủ - một dạng bệnh vảy nến cấp tính có khả năng bùng phát đột ngột và tước đi tính mạng của người bệnh bất cứ khi nào.
Như vậy, bệnh vảy nến mắc dù không lây từ người này sang người khác nhưng lại có thể lây truyền qua con đường huyết thống và có biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức chủ động trong việc điều trị bệnh, tránh tình trạng để bệnh chuyển nặng, việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém.
Chắc hẳn với những thông tin được chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ bệnh vảy nến có lây không rồi chứ? Vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên mỗi người trong chúng ta nên chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay bằng cách xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, khoa học, vệ sinh thân thể thường xuyên,… để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.