Viêm bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nếu đang bị tiểu buốt, tiểu rắt thì có thể bạn đang bị viêm bàng quang. Vậy nguyên nhân viêm bàng quang là gì, triệu chứng và cách điều trị viêm bàng quang như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới thông tin về căn bệnh đường tiết niệu mà bạn nên biết.

Nguyên nhân viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra nhiễm trùng. Cơ chế hoạt động bình thường của niệu đạo là ngăn cản vi khuẩn xâm nhập, hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên nếu như hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, sức đề kháng tự nhiên trong cơ thể chính vì thế mà giảm đi sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào bàng quang.

viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang xảy ra do vi khuẩn

Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo của cơ thể con người sẽ gây nhiễm trùng tại bộ phận này. Sau đó, chúng bắt đầu tấn công đến bàng quang với tốc độ rất nhanh chóng. Vi khuẩn gây ra căn bệnh này hầu hết là do E.coli gây ra.

Đối tượng dễ bị viêm bàng quang gây ra bởi vi khuẩn chủ yếu là phụ nữ khi có quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, nữ giới nếu không quan hệ tình dục mà vẫn mắc bệnh có thể do đã bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh hoạt.

Viêm bàng quang ở nam do xạ trị

Phương pháp xạ trị là cách thức điều trị ung thư phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã từng nghe qua. Đây là phương pháp được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ khối u nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, trong quá trình xạ trị để chữa bệnh, có thể vô tình phương pháp đó phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Nếu như mà người bệnh có xạ trị ở khu vùng chậu của cơ thể con người, nếu không cẩn thận có thể gây ra bệnh viêm bàng quang kẽ. Nhưng xác suất này xảy ra không nhiều, những người đang thực hiện xạ trị không cần thiết phải quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng tinh thần và tâm lý trong quá trình điều trị bệnh.

Viêm bàng quang do sử dụng thuốc

Đối với một số trường hợp đang sử dụng một số loại thuốc trị liệu bệnh liên quan đến gốc cyclophossphamide và ifosfamide có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bàng quang của cơ thể con người. Khi thành phần trong thuốc bị phá vỡ, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể vì những thành phần trên có rất nhiều tác dụng phụ.

Viêm bàng quang do sử dụng quá nhiều chất hóa học

Nhịp sống hiện đại ngày nay con người có xu thế sử dụng nhiều các sản phẩm xịt hương thơm để tạo ra cảm giác thoải mái cho bản thân mình. Nếu như dùng sản phẩm có chất lượng tốt từ những thương hiệu uy tín với tần suất vừa phải, chắc chắn sẽ không hại nhiều cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu như mà mọi người sử dụng quá nhiều những sản phẩm như: thuốc xịt vệ sinh mùi thơm của phụ nữ, tắm bồn sử dụng quá nhiều xà phòng, dùng gel tạo hương thơm trong quá trình quan hệ tình dục hoặc thuốc diệt tinh trùng,… cũng có thể gây ra căn bệnh viêm bàng quang cho cơ thể của mỗi người, cần hạn chế sử dụng nhiều.

Một số nguyên nhân gây bệnh khác

Ngoài những nguyên nhân rất dễ nhìn như trên, có một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ gây viêm bàng quang ở nam như:

Viêm bàng quang kẽ: đây là tình trạng bệnh viêm mãn tính và thường được phát hiện ở phụ nữ.

Biến chứng của một số căn bệnh như sỏi thận, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt.

Do sử dụng ống thông tiểu làm tăng nguy cơ vi khuẩn tiếp xúc vào niệu đạo cơ thể.

nguyên nhân viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang

Hiện nay, đa số người bệnh khi được phát hiện tình trạng của bệnh đều là bệnh viêm bàng quang cấp tính, chính vì vậy, chỉ cần để ý một chút là mọi người có thể nhìn ra được dấu hiệu viêm bàng quang dễ dàng, như là:

Thường xuyên đi tiểu, tần suất tiểu hơn 8 lần / ngày và có thể đi tiểu đêm nhiều lần.

Nước tiểu khi chảy ra có màu hơi đục đục, mùi rất nồng có cảm giác khó chịu, trong nhiều trường hợp có thể lẫn máu.

Người dễ mệt mỏi, có thể gây ra sốt nhẹ.

Khi quan hệ tình dục cảm thấy đau, buốt, thậm chí khi đã quan hệ tình dục xong cảm giác đau vẫn không thuyên giảm.

Cảm giác buồn tiểu thường trực, đôi khi nước tiểu thải ra không quá nhiều vẫn muốn đi tiểu hoặc chỉ vừa mới đi tiểu xong vẫn còn muốn đi tiểu tiếp.

Phần bụng dưới căng tức, khó chịu hoặc có cảm giác đang bị chèn ép. Viêm bàng quang ở nam có thể thấy xuất hiện tình trạng nặng nề, phù nề phần tuyến tiền liệt.

Phần lưng thường xuyên bị đau rất rức, khó chịu.

Ngoài một số dấu hiệu bệnh trên, còn có một số triệu chứng viêm bàng quang mà mọi người cần chú ý thêm:

Thận bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng đi tiểu ra máu nhiều lần, ban đầu sẽ không có cảm giác nhưng càng về sau sẽ thấy máu ra càng nhiều lẫn dịch đặc.

Niệu đạo bị viêm sẽ thường thấy tình trạng tiểu buốt sau quan hệ, xót nên cần chú ý.

Thi thoảng bị cảm giác ớn lạnh và mệt mỏi do thể trạng cơ thể đang dần yếu hơn.

Ngoài ra, tình trạng viêm bàng quang mãn tính sẽ xuất hiện nếu như người bệnh cứ mãi thờ ơ về các dấu hiệu viêm nhiễm niệu đạo xảy ra từ trước. Bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết như là : tiểu ra mủ có mùi hôi, bàng quang ứ đọng nước tiểu nên không thể đi tiểu như bình thường, thận suy,…

Cách điều trị viêm bàng quang

Để biết cách điều trị bệnh viêm bàng quang hiệu quả, người bệnh cần phải đi thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế điều trị chuyên khoa. Khi thấy một số dấu hiệu trên ở cơ thể người bệnh, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc phải viêm bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành:

- Lấy mẫu nước tiểu rồi phân tích chất lượng nước tiểu, xét nghiệm xem có vi khuẩn, mủ có trong đó.

- Siêu âm hoặc nội soi bộ phận bàng quang trong cơ thể, trường hợp cần thiết có thể chụp X - quang để kết luận chính xác nhất.

- Kết luận tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị.

điều trị viêm bàng quang

Như vậy, sau khi có kết luận của bác sĩ chính xác, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị riêng của bản thân mình. Một số phương pháp điều trị viêm bàng quang có hiệu quả, như là:

Đối với tình trạng bàng quang bị viêm do vi khuẩn: nếu như bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh do trường hợp này thường người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh bằng kháng sinh. Bởi kháng sinh sẽ diệt trừ vi khuẩn nhanh chóng, hiệu quả cao nhưng cần được kê toa bởi bác sĩ. Điều trị bằng kháng sinh không thể lung tung được vì gây ra rất nhiều tác dụng phụ, mọi người cần nghe tư vấn của bác sĩ chứ không tự điều trị.

Điều trị viêm bàng quang kẽ( tình trạng mãn tính): thường tình trạng viêm bàng quang kẽ sẽ không có nguyên nhân gây ra bệnh cụ thể cho nên bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn rất kỹ để biết được phương hướng chữa bệnh hiệu quả. Một số phương pháp bác sĩ áp dụng như đưa thuốc đặt trực tiếp vào bàng quang, kích thích xung điện vào bàng quang, kéo dãn bàng quang hoặc phẫu thuật.

Điều trị viêm bàng quang khác: nếu như bác sĩ xác định bạn chỉ bị viêm bàng quang do bị kích ứng bởi hóa chất gây hại cho cơ thể, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sống mỗi ngày như hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học hoặc áp dụng hydrat hóa để loại bỏ các loại chất kích ứng ở bàng quang.

Viêm bàng quang không thể tự khỏi, người bệnh chỉ có thể đi thăm khám và nghe chẩn bệnh từ bác sĩ, nhờ thế mới biết được phương hướng điều trị và cố gắng nghe tất cả lời tư vấn của bác sĩ trong quá trình điều trị và sau điều trị. Có như vậy, bạn có thể sớm khỏi bệnh và không phải trải qua quá nhiều nguy hiểm tiến triển lên mãn tính.

Lời khuyên dành cho những người đang bị viêm bàng quang

Để có thể điều trị bệnh viêm bàng quang thành công, người bệnh nên duy trì một số thói quen tại nhà để đảm bảo có thể khỏi nhanh nhất, như là:

Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp (nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị).

Sử dụng thêm miếng chườm ấm vào bụng và lưng để giảm cơn đau hiệu quả.

Không nên tắm bồn, khi tắm nên vệ sinh sạch sẽ và không tắm quá lâu.

Quan hệ tình dục lành mạnh, trong trường hợp đang điều trị bệnh nên kiêng quan hệ.

Uống đủ nước mỗi ngày, việc uống đủ nước sẽ giúp đào thải chất độc ra ngoài và đảm bảo cường độ làm việc cho bàng quang.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.

Hạn chế sử dụng thực phẩm hoặc đồ ăn uống không phù hợp với cơ thể của bản thân.

Cố gắng ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng.

Tập nhiều các môn thể thao với cường độ vừa phải như chạy bộ, cầu lông, bóng bàn,…

Khám định kỳ thường xuyên hoặc tái khám theo lịch bác sĩ đưa ra để đảm bảo duy trì tình trạng ổn định của sức khỏe.

Hy vọng với những thông tin có trong bài viết, bạn đã biết được thêm những điều bổ ích xung quanh căn bệnh viêm bàng quang. Nhờ vậy, bản thân của mỗi người sẽ biết cách làm thế nào để luôn duy trì được sức khỏe ổn định. Bên cạnh đó, nếu không may mắc phải căn bệnh viêm bàng quang, người bệnh cần chú ý điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để có thể khỏi bệnh sớm nhất.