Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng, hình ảnh và cách chữa

Bệnh trĩ là gì, dấu hiệu, triệu chứng và hình ảnh của bệnh trĩ như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết các cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Việc người bệnh nắm rõ được các các cấp độ khác nhau của bệnh trĩ sẽ giúp cho người bệnh có thể lựa chọn được cho mình những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Từ đó sẽ giảm thiểu chi phí cũng như thời gian điều trị bệnh.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom, đây là một căn bệnh về đường hậu môn trực tràng. Bệnh được tạo thành do sự phình của tĩnh mạch nguyên nhân bệnh trĩ là do sự co dãn quá mức các đám rối ở tĩnh mạch trĩ, ở các mô xung quanh hậu môn. Khi ở trạng thái bình thường thì các mô này sẽ đóng vai trò hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng phân thải, khi bị tác động thì các mô này sẽ bị sưng và viêm phồng lên gọi là bệnh trĩ.

benh-tri-la-gi

Bệnh trĩ được chia thành 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại, mỗi một loại lại có các cấp độ và cách điều trị khác nhau. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các cấp độ của từng loại bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội

Biểu hiện của bệnh trĩ nội qua 4 giai đoạn:

Trĩ nội độ 1: Ở giai đoạn này thì vùng hậu môn của người bệnh sẽ có triệu chứng bệnh trĩ đầu tiên đó là đại tiện ra máu, máu thường được lẫn vào trong phân hoặc là chảy giọt ra ngoài. Khi tiến hành nội soi niêm mạc sẽ thấy các nốt to nhỏ khác nhau, các búi trĩ nhỏ và không lòi ra khỏi hậu môn.

Trĩ nội độ 2: Lúc này thì hiện tượng chảy máu sẽ diễn ra nhiều hơn vì vậy nên có thể dễ dàng gây nên tình trạng viêm nhiễm và đau đớn ở hậu môn. Các búi trĩ sẽ to hơn và sẽ lòi ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng lại có thể tự thu vào trong được. Các búi trĩ lúc này đã trở thành màu đỏ tím, có kèm theo cả dịch tiết.

biểu hiện của bệnh trĩ

Trĩ nội độ 3: Lúc này triệu chứng của bệnh trĩ đã phát triển nặng hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn được tăng lên gấp đôi lúc trước. Búi trĩ sẽ một lúc một to hơn và niêm mạc sẽ dày lên, có màu hồng đậm. Khi đi ngoài thì các búi trĩ sẽ lòi khỏi hậu môn và sẽ không thể tự thu vào được. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh chỉ cần rặn, ho, đi bộ cũng sẽ khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài.

Trĩ nội độ 4: Lúc này thì búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài của hậu môn và cũng không thể dùng tay để nhét vào bên trong hậu môn được nữa. Nguyên nhân cho điều này là bởi cơ vòng bị co thắt và cản trở sự lưu thông máu, từ đó khiến các búi trĩ bị sưng và tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng hoại tử, cảm giác đau nhức và nghẹt búi trĩ.

BẠN CÓ BIẾT?

>>> Bảng giá khám nam khoa

>>> Khám nam khoa ở đâu tốt?

>>> Thuốc phá thai mua ở đâu?

Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại

Tương tự như với hình ảnh bị trĩ nội thì trĩ ngoại cũng trải qua 4 cấp độ khác nhau, cụ thể các cấp độ như sau:

Cấp độ trĩ ngoại 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này thì các búi trĩ sẽ phát triển lớn dưới đường lược và sẽ nhanh chóng lan ra bên ngoài thành của hậu môn. Các búi trĩ thường còn rất nhỏ, có thể sẽ tự động co vào bên trong bởi tác động của người bệnh. Giai đoạn này sẽ không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người bệnh.

hinh-anh-benh-tri

Cấp độ trĩ ngoại 2: Lúc này thì các búi trĩ đã phát triển to hơn tuy nhiên thì các búi trĩ vẫn có thể tự co lên được. Tuy nhiên lúc này thì các búi trĩ sẽ bắt đầu tiết dịch, gây nên ẩm ướt cho hậu môn và ở các vùng xung quanh.

Cấp độ trĩ ngoại 3: Ở giai đoạn này thì các búi trĩ sẽ có dấu hiệu bị tắc mạch. Gây nên cảm giác đau và có hiện tượng chảy máu ở búi trĩ bao gồm các dây thần kinh cảm giác chạy dọc khu vực đó.

dau-hieu-tri-do-1

Cấp độ trĩ ngoại 4: Ở cấp độ này thì sẽ rất nguy hiểm nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời, khi đó bệnh sẽ thì bệnh sẽ phát triển nhanh và trở nên nặng hơn. Các búi trĩ sẽ bị viêm và nhiễm trùng khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa trị bệnh trĩ

Khi tình trạng bệnh trĩ ở độ 1 - 2 thì thông thường các bác sĩ tư vấn nam khoa sẽ khuyên người bệnh tiến hành điều trị bằng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt. Những loại thuốc này sẽ giúp cho búi trĩ teo lại và có khả năng biến mất, kết hợp cùng với một chế độ ăn uống và luyện tập điều độ sẽ có thể giúp bệnh trĩ không phát triển nữa.

cach-chua-benh-tri

Mức độ 3 và 4 của búi trĩ khi áp dụng biện pháp trên sẽ không còn tác dụng nữa. Thay vào đó ở mức độ này thì bác sĩ sẽ cho chỉ định cắt cho bệnh nhân làm phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Tuy nhiên thì phương pháp này có thể gây nên một số biến chứng như hẹp hậu môn, đi ngoài không kiểm soát, rò âm đạo, thời gian nhanh tái phát.

Trên đây bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các cấp độ của bệnh trĩ cùng với cách chữa trị căn bệnh này. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh trĩ cũng như cách chữa trị hiệu quả căn bệnh này.