U nang buồng trứng: Dấu hiệu và cách điều trị
U nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu viêm buồng trứng dưới đây sẽ giúp bạn sớm tìm được cách chữa bệnh hiệu quả. Bởi việc phát hiện và điều trị bệnh nhanh chóng luôn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân.
Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u trong buồng trứng của phụ nữ. Các khối u này được bao bọc bởi các màng mỏng bên ngoài và chứa dịch lỏng bên trong. Khối u phát triển từ các loại mô của buồng trứng hoặc mô của các cơ quan khác. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người già, đặc biệt là ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường phát triển âm thầm và không có các biểu hiện đặc biệt. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện sớm khi tiến hành khám phụ khoa định kỳ. Hầu hết các khối u này đều lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp khi các khối u phát triển nhanh chóng có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: ung thư buồng trứng, vô sinh, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
Theo các bác sĩ 247 sống khỏe, u nang buồng trứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
U nang buồng trứng do nang trứng phát triển không đầy đủ
Nang trứng phát triển không đầy đủ sẽ dẫn tới việc không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong buồng trứng. Điều này dễ khiến các nang bị khuyết tật, lâu ngày sẽ hình thành các khối u nang buồng trứng.
Vỡ mạch máu nang trứng gây buồng trứng đa nang
Mạch máu của nang trứng nếu bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết buồng trứng, gây ra cơn đau dữ dội trong ổ bụng. Khi các mạch máu bị vỡ dễ gây viêm buồng trứng, hình thành các khối u nang buồng trứng. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng này không hiếm gặp và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác do đó nhiều người bệnh thường bỏ qua.
Thể vàng phát triển quá mức dẫn đến viêm buồng trứng
Khi thể vàng trong u nang phát triển quá mức sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chảy nhiều máu. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị vỡ nang trứng, gây đau bụng cấp tính. Điều này có thể cảnh báo dấu hiệu viêm buồng trứng và hình thành các khối u nang buồng trứng.
U buồng trứng do rối loạn nội tiết
Khi hàm lượng Hormone Luteinizing trong buồng trứng quá cao sẽ gây ra rối loạn nội tiết buồng trứng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồng trứng đa nang. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh như: rối loạn kinh nguyệt, tăng cân bất thường, mặt và tay mọc nhiều lông…
Mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây u nang buồng trứng
Ở nhiều nữ giới trong thời kỳ mang thai giai đoạn đầu có thể xuất hiện các khối u nang buồng trứng tự nhiên. Các khối u này xuất hiện nhằm hỗ trợ bào thai phát triển cho đến khi nhau thai được hình thành thì sẽ tự tiêu biến. Tuy nhiên, ở một số trường hợp các khối u này sẽ tồn tại cho đến khi hết thai kỳ. Trong trường hợp này, bệnh nhân không cần lo lắng vì nó hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe.
U nang buồng trứng do nhiễm trùng vùng chậu
Khi vùng chậu bị nhiễm trùng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng buồng trứng, vòi trứng, viêm buồng trứng, thậm chí là áp xe hóa. Điều này là cơ sở để các khối u nang buồng trứng hình thành và phát triển trong cơ thể người bệnh.
THAM KHẢO THÊM:
✦ Khám phụ khoa mất khoảng bao nhiêu tiền?
✦ Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt?
Dấu hiệu u nang buồng trứng
Đa phần phụ nữ phát hiện mình bị u nang buồng trứng khi các khối u đã phát triển và lan rộng, khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, không rõ ràng. Các chuyên gia phòng khám gần đây khuyên bạn, nếu gặp một số triệu chứng sau đây hãy đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời:
Đau bụng dưới
Đau bụng dưới là dấu hiệu u nang buồng trứng điển hình. Thông thường, các cơn đau thường xuất hiện ở một bên (bên trái hoặc bên phải) hoặc ở phía dưới của xương chậu (gần buồng trứng). Các cơn đau này thường tái đi tái lại nhiều lần khiến nữ giới hay nhầm lẫn với triệu chứng của đau bụng kinh. Thậm chí, nếu cơn đau trở nên dữ dội thì có thể người bệnh đang bị xoắn buồng trứng khiến việc cung cấp máu tới buồng trứng bị cản trở và gây đau bụng cấp tính. Trong trường hợp này, có thể người bệnh sẽ phải đi cấp cứu để làm phẫu thuật sớm.
Chướng bụng
Thông thường, u nang buồng trứng chỉ có kích thước khoảng 10cm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang có thể phát triển nhanh chóng và đạt kích thước bằng với một quả dưa hấu. Điều này khiến nhiều người bệnh dễ nhầm lẫn với hiện tượng tăng cân. Nếu cảm thấy tăng cân ở vùng bụng kèm theo đau bụng, đầy hơi thì bạn nên chú ý vì đây có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng.
Luôn cảm thấy no
Khi khối u phát triển, chúng không chỉ chiếm toàn bộ không gian bên trong buồng trứng mà còn gây ra áp lực lên dạ dày của bạn. Người bệnh luôn cảm thấy no bụng, đầy bụng dù chưa ăn gì. Nếu chị em có cảm giác gần giống với táo bón mặc dù vẫn đi đại tiện đều đặn thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu u nang buồng trứng gần khu vực xương chậu.
Tiểu khó hoặc luôn buồn đi tiểu
Dấu hiệu u nang buồng trứng không thể chủ quan tiếp theo là tình trạng tiểu khó hoặc luôn cảm thấy buồn tiểu. Nguyên nhân là do khi các khối u phát triển với kích thước lớn sẽ gây chèn ép lên bàng quang, các cơ quan trong vùng chậu. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh đi tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc luôn có cảm giác buồn đi tiểu liên tục.
Đau lưng, đau chân
Đau lưng, đau chân có thể chỉ là hệ quả của việc vận động mạnh, lao động quá sức thông thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, trong đó có u nang buồng trứng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân u nang buồng trứng gây đau lưng, đau chân là do khi các khối u này phát triển sẽ đè nén lên các dây thần kinh chạy dọc sau xương chậu gây rối loạn thần kinh tọa. Nếu nhận thấy triệu chứng này kéo dài, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh sớm.
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới từ 28 - 32 ngày và thời gian hành kinh từ 4 - 7 ngày. Nếu kinh nguyệt của chị em phụ nữ có nhưng bất thường cả về thời gian và màu sắc, lượng máu kinh nguyệt thì rất có thể đây là dấu hiệu u nang buồng trứng, đặc biệt là trường hợp buồng trứng đa nang. Chị em cần chú ý theo dõi và đi khám bệnh nhanh chóng để bảo vệ tốt sức khỏe của mình.
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn cũng có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng. Khi các khối u nang vỡ ra, chất lỏng bên trong khối u có thể tràn vào trong ổ bụng, kích thích cảm giác buồn nôn, nôn cho người bệnh. Điều này có thể gây viêm ổ bụng, viêm buồng trứng và các bệnh lý viêm nhiễm khác. Nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn triệu chứng này với dấu hiệu mang thai. Nếu thấy hiện tượng này kéo dài, người bệnh nên đi khám phụ khoa để chẩn đoán bệnh chính xác.
THAM KHẢO THÊM:
✦ Làm thế nào để thu nhỏ âm đạo?
✦ Hình ảnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
✦ Điều trị u xơ tử cung không cần phẫu thuật
Cách chữa u nang buồng trứng
Mặc dù đa phần các khối u thường là lành tính, tuy nhiên, khi nó phát triển mạnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên điều trị bệnh u nang buồng trứng càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tính mạng của bản thân.
Theo các chuyên gia, hiện nay có 2 cách chữa u nang buồng trứng được áp dụng tại các cơ sở y tế là điều trị bằng thuốc tây y và phẫu thuật. Tùy vào tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chữa u nang buồng trứng bằng thuốc Tây y
Cách chữa u nang buồng trứng này chỉ áp dụng cho bệnh nhân phát hiện bệnh sớm. Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kích thước khối u và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ bệnh nhân có phù hợp điều trị bệnh bằng thuốc hay không. Nếu các khối u đều được chẩn đoán lành tính và có kích thước dưới 60mm, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không mắc các bệnh lý liên quan khác thì sẽ được chỉ định dùng thuốc.
Thuốc chữa u nang buồng trứng thường ở dạng viên nang, viên nén hoặc là thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể. Thông thường, các bác sĩ thường sử dụng nhóm thuốc tránh thai để kìm hãm sự phát triển của các khối u nang. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị đơn giản, bảo toàn khả năng mang thai của nữ giới và hạn chế các rủi ro trong điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn loại bỏ các khối u nang buồng trứng mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng nên khả năng khi ngưng thuốc, các khối u sẽ phát triển trở lại là khá cao.
Lưu ý: Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh tại nhà có thể khiến bệnh chuyển biến xấu hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định sau của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị u nang buồng trứng:
Không tự ý mua thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian.
Không tự ý ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông báo nhanh các triệu chứng bất thường với bác sĩ khi dùng thuốc.
Phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng
Có hai phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng hiện nay là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở.
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp này áp dụng khi đã loại trừ khả năng ung thư và các khối u chưa phát triển. Kỹ thuật sử dụng ống soi, máy quay và nguồn sáng đưa vào bên trong buồng trứng. Sau khi xác định vị trí, kích thước các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và đưa ra ngoài. Phương pháp chữa u nang buồng trứng này có ưu điểm là để lại sẹo nhỏ, bệnh nhân ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, tay nghề cao.
Phẫu thuật mở
Cách chữa u nang buồng trứng này áp dụng cho trường hợp bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, các khối u có kích thước lớn kèm theo biến chứng xoắn, vỡ nang. Đây là phương pháp điều trị truyền thống, có nhiều hạn chế nhất định như: khả năng nhiễm trùng lớn, vết mổ dính, dính ruột, thời gian phục hồi chậm, sẹo lớn. Những người thực hiện phẫu thuật mở chữa u nang buồng trứng thường được chỉ định bắt buộc do bệnh đã nặng.