Bị nổi mề đay có được tắm không?

Nhiều người muốn biết bị nổi mề đay có được tắm không, có cần phải kiêng gió kiêng nước hay không để sớm thoát khỏi tình trạng ngứa rát, khó chịu mà bệnh gây ra. Một số điều dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là trường hợp da trên cơ thể nổi lên những đốm màu hồng hoặc đỏ cao hơn bề mặt da, đôi khi xuất hiện cả những mụn nhỏ li ti hoặc mụn nước gây ngứa khiến người bệnh luôn phải gãi liên tục. Nổi mề đay ngoài nổi cục trên bề mặt da còn kèm theo tình trạng sốt cao, rối loạn tiêu hóa, người bệnh có hiện tượng khó thở, nôn mửa nặng hơn là sốc phản vệ.

nổi mề đay có tắm được không?

Nổi mề đay thường xuất hiện đột ngột, các nốt sần nổi trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể, những nốt sần có kích thước và hình dạng khác nhau thậm chí lan rộng khắp cơ thể, có những vị trí xuất hiện vài tiếng là lặn nhưng có những nốt kéo dài vài ngày. Nổi mề đay là bệnh da khá phổ biến có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, không phân biệt giới tính nhưng thường xuất hiện với trẻ em hoặc phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay

Nguyên nhân gây ra nổi mề đay có thể kể đến là:

Do bị dị ứng thời tiết.

Do những yếu tố bên ngoài như cọ sát, bị chấn thương.

Do di truyền.

Bị dị ứng với một số dị nguyên như thực phẩm, các chất kích thích, thuốc men.

Do các bệnh lý có hệ thống như lupan đỏ, cường giáp trạng…

Do kí sinh trùng tồn tại trong cơ thể.

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay xuất hiện thường khiến bệnh nhân ngứa gãi liên tục nhưng hành động này không khiến bệnh cải thiện mà còn khiến chúng nghiêm trọng hơn. Không chỉ gãi nhiều người còn có suy nghĩ sai lầm là nổi mề đay cần kiêng gió kiêng nước nên không được tắm khi bị bệnh.

Tuy nhiên thực tế cho thấy nổi mề đay phải tránh gió và nước chỉ đúng 1 nửa. Bởi khi làn da của bạn bị nổi mề đay tức là lúc này chúng đã bị tổn thương nên rất dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, khói bụi bên ngoài.

nổi mề đay có được tắm không?

Nhưng việc kiêng nước lại là suy nghĩ sai lầm bởi khi bị nổi mề đay da tiết nhiều bã nhờn, tế bào chết đọng trên da nhiều kèm theo đó là lớp khói bụi hình thành môi trường thích hợp để vi khuẩn, nấm trú ngụ. Nếu bạn không tắm rửa sạch sẽ cho da sẽ khiến tuyến bã nhờn càng tiết ra nhiều gây tắc, bít lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Do đó khi bị nổi mề đay bạn vẫn cần đảm bảo tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, nếu kiêng không tắm bệnh không những lâu khỏi mà tình trạng da còn nghiêm trọng hơn. Chỉ có điều lúc này bạn cần lưu ý một số vấn đề để việc tắm rửa được hiệu quả và an toàn nhất đối với bản thân.

Bị nổi mề đay nên tắm như thế nào?

Khi bạn bị nổi mề đay ngoài việc làm đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa sức khỏe 24/7 bạn cần biết cách làm sạch da đúng cách để cải thiện tình trạng ngứa da cũng như giữ vệ sinh cho da. Vậy tắm như thế nào đúng cách nếu bạn bị nổi mề đay?

Nước tắm có nhiệt độ phù hợp

Khi bị nổi mề đay bạn cần tắm hoặc làm sạch da với mức nhiệt độ nước phù hợp, không được để làn da quá nhạy cảm với nước nhất là lúc da đang cực kỳ ngứa ngáy và khó chịu. Nếu nước tắm quá nóng có thể gây khô da, da mất độ ẩm khiến vùng da càng bị ngứa râm ran hơn và có thể gây xót vì trước đó bạn gãi rất nhiều. Trường hợp nước quá lạnh da bạn có thể bị sốc nhiệt, hại cho da và sức khỏe. Vì thế tốt nhất nên pha nước ở nhiệt độ ấm bình thường, không quá nóng hoặc quá lạnh tránh gây kích ứng thêm cho da.

Không được chà xát da quá mạnh

Bị nổi mề đay hoặc bất kỳ bệnh lý nào về da khi tắm rửa hoặc thực hiện vệ sinh da tuyệt đối không chà xát quá mạnh vì sẽ khiến da tổn thương nặng. Việc gãi cũng khiến da bị trầy xước và tổn thương hơn khiến da dễ bị nhiễm trùng và ngứa rát. Vì thế người bệnh nên tránh tất cả những hoạt động cọ sát hoặc gây hại khi đang bị nổi mề đay.

Thời gian tắm:

Khi bị nổi mề đay bạn chỉ nên tắm khoảng 5 - 10 phút đủ để vệ sinh sạch sẽ các vùng da trên cơ thể một cách nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn trên da không nên ngâm mình quá lâu vì như vậy da sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da khô, tróc da, ngứa ngáy thêm.

nổi mề đay tắm được không?

Lưu ý khi dùng các sản phẩm chăm sóc da

Hãy lưu ý khi dùng các sản phẩm chăm sóc, làm sạch da như tẩy da chết, sữa tắm, xà phòng tắm nếu bị nổi mề đay. Các sản phẩm chăm sóc da này thường có thêm hóa chất và chất tẩy vì thế ưu tiên dùng các loại có thành phần từ thiên nhiên, không gây kích ứng. Tốt nhất trường hợp này bạn có thể tự đun các loại thảo dược như lá chè, mướp đắng, muối, chanh để tắm vừa sạch da, lại có tính sát khuẩn tự nhiên an toàn.

Những người da nhạy cảm nên cẩn thận khi sử dụng những sản phẩm chăm sóc da vì nguy cơ kích ứng do hóa mĩ phẩm trong đó rất cao dễ gây kích ứng và khiến tình trạng nổi mề đay tăng lên. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, mật ong, dầu gấc nếu muốn chăm sóc da.

Những điều kiêng kị khi bị nổi mề đay

Ngoài việc phải tránh gió và cẩn thận khi tắm rửa những người bị nổi mề đay cần lưu ý một số kiêng kị khác để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng:

Tránh các thực phẩm nhiều đạm:

Những loại thực phẩm giàu đạm thường có trong hải sản, các loại thịt bò, thịt dê… chúng khiến tình trạng nổi mề đay nặng hơn nếu không biết cách chăm sóc tình trạng nổi mề đay có thể chuyển biến xấu hoặc khiến người bệnh bị dị ứng.

Tránh thực phẩm cay nóng:

Các loại thực phẩm cay nóng không tốt cho những người đang bị nổi mề đay hoặc cơ thể dễ bị dị ứng nó chỉ khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Ngoài ra cần tránh các chất kích thích khác như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Trong bữa ăn hàng ngày cần giảm lượng đường và muối bởi có nhiều trường hợp cho thấy ăn nhiều thực phẩm có đường và muối khiến bệnh nặng thêm.

Không lạm dụng thuốc:

Đối với các loại thuốc điều trị bệnh nổi mề đay người bệnh cần lưu ý tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc, liều dùng tránh trường hợp nhờn thuốc. Khi đang bị nổi mề đay hạn chế các loại kem dưỡng, mỹ phẩm để tránh tình trạng da nặng hơn.

Tốt nhất khi gặp phải tình trạng nổi mề đay kéo dài mà thực hiện việc sinh hoạt khoa học cũng không đỡ bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị thích hợp. Kết hợp với đó là luyện tập thể dục thể thao, giải nhiệt cơ thể để tình trạng nổi mề đay không tái phát.